Kinh tế - xã hội Hàm Thuận Bắc

Về Kinh tế Hàm Thuận Bắc chủ yếu là huyện thuần nông, trong những năm gần đây nhờ có cây Thanh Long mà đời sống bà con trong Huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại Thanh Long đã và đang hình thành và phát triển cùng với những Rừng cây Cao Su và cây ăn trái khác đã làm thay đổi bộ mặt Nông thôn Hàm Thuận Bắc;

Do nhu cầu đô thị hóa, cuối năm 2009, Thành phố Phan Thiết sẽ được nâng lên thành đô thị loại II, một số vùng giáp ranh với Phan Thiết của Hàm Thuận Bắc sẽ được chuyển về Phan Thiết quản lý như Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Hiệp, Thị trấn Phú Long.

Hàm Thuận Bắc còn là nơi có khung cảnh thiên nhiên rất hữu tình có hồ Hàm Thuận, thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi rất đẹp và nên thơ, khung cảnh của các xã giáp ranh với Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh thuộc Lâm Đồng không khác gì khung cảnh của Đà Lạt còn ẩn hiện trong sương chưa được khai phá. Tiềm năng thiên nhiên và du lịch của vùng đất này vẫn chưa được đánh thức.

Xã hội

Hàm Thuận Bắc được hình thành vào khoảng thế kỷ 19 (Hàm Thuận Bắc được hình thành từ thế kỷ XVIII), trong quá trình chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai địch họa để sinh tồn và phát triển, địa giới của huyện đã nhiều lần thay đổi với các tên gọi như Hàm Thuận (theo cách gọi của Chính quyền Cách mạng VNDCCH) và quận Thiện Giáo (theo cách gọi của chính quyền Sài Gòn- trước giải phóng), huyện Hàm Thuận (sau giải phóng) và đến năm 1993 (chính xác là năm 1983) được chia tách thành hai huyện là: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.

Theo thống kê năm 2007, dân số toàn huyện là 162.586 người. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như Kinh, Rắclay, Chăm, K’Ho … trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với trên 95%. Cộng đồng dân cư bản địa chủ yếu là người K’Ho, Chăm, Rắclay sống tập trung ở các xã vùng cao với tập quán sản xuất làm nghề rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được tổ chức thành những buôn làng, các luật tục, lễ thức gắn chặt với buôn làng. Cộng đồng người Kinh tập trung ở vùng đồng bằng, ven quốc lộ nơi có điều kiện thuận tiện buôn bán, trồng lúa nước. Các cộng đồng dân cư của huyện theo một số tôn giáo chính như: Đạo Bà La Môn, Phật giáo, Kito giáo, Tin lành và Lương giáo.